Hà thủ ô là dược liệu đông y nổi tiếng của người Việt. Nhắc đến hà thủ ô ai cũng có biết đến công dụng dưỡng sinh, làm đen tóc, đẹp da của vị thuốc này. Hiện nay, nhiều nhà thuốc đông y còn cho biết hà thủ ô có công dụng giảm cân, loại bỏ mỡ thừa. Vậy sự thật là gì? Uống hà thủ ô có béo không? Có giúp giảm cân không? Bài viết này sẽ bật mí cho bạn rất nhiều thông tin thú vị và bất ngờ.
Người Việt Nam có lẽ không mấy ai không biết câu ca: “Muốn cho xanh tóc đỏ da. Rủ nhau lên núi tìm hà thủ ô”. Hà thủ ô từ lâu đã là 1 loại dược liệu quý có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người. Nhưng cây hà thủ ô là cây gì? Uống hà thủ ô có béo không?
Hà thủ ô là gì?
Hà thủ ô hay còn gọi là hà thủ ô đỏ là loại cây dây leo nhỏ, sống nhiều năm, mọc lẫn với nhiều loại cây khác. Thân cây mọc xoắn vào nhau, lá cây mọc đối xứng, có cuống dài, màu nâu nhạt thường ôm sát thân cây. Hoa nhỏ, màu trắng, mọc thành chùm, nhiều nhánh. Người ta thường đào cây hà thủ ô lấy rễ (thường quen là củ), rửa sạch; bổ nhỏ và phơi khô sau đó chế biến thành các vị thuốc.
Tác dụng của hà thủ ô đối với con người?
Hà thủ ô được dùng như một vị thuốc quý trong dân gian làm thuốc bổ trị các bệnh như:
- Tác dụng của hà thủ ô trị rụng tóc
- Hà thủ ô chữa bệnh bạc tóc sớm
- Hà thủ ô trị bệnh về thần kinh
- Hà thủ ô hỗ trợ trị yếu sinh lý nam giới
- Hà thủ ô có tác dụng gì với bệnh Alzheimer
- Giảm mỡ máu, cao huyết áp, tiểu đường nhờ hà thủ ô
- Hà thủ ô trị bệnh gan yếu, thận yếu
- Hà thủ ô trị ngứa, giúp mát da, đẹp da
Ngoài ra một số tác dụng khác của hà thủ ô được Đông y công nhận:
- Nhuận tràng;
- Lợi tiểu;
- Tăng cường sinh lý;
- Tăng cường hoạt động tim mạch;
- Mát gan, thải độc;Tốt cho xương khớp;
- Giảm căng thẳng, mệt mỏi.
Hà thủ ô tốt cho sức khỏe như vậy, liệu hà thủ ô có béo không? cũng là nỗi băn khoăn của nhiều người
Uống hà thủ ô có béo không?
Hà thủ ô đỏ có vị chát, ngọt, đắng, tính hơi ấm. Với những người thừa cân, béo phì, uống hà thủ ô sẽ giúp kiểm soát cân nặng; tăng cường trao đổi chất trong cơ thể và loại bỏ mỡ thừa. Chính vì thế, uống hà thủ ô hoàn toàn không béo mà còn có hiệu quả giảm cân. Hà thủ ô chứa lượng calo rất thấp, uống trà hà thủ ô hoàn toàn không khiến cơ thể dung nạp nhiều calo gây dư thừa năng lượng.
Do đó, trả lời câu hỏi uống hà thủ ô có béo không, là KHÔNG bạn nhé.
Có nên uống hà thủ ô để giảm cân? Và uống như thế nào?
Với hiệu quả hỗ trợ đốt cháy và loại bỏ mỡ thừa, dùng hà thủ ô sẽ là một ý tưởng không tồi để bạn có thể duy trì được vóc dáng đẹp; tránh tích mỡ mà không còn băn khoăn không biết uống hà thủ ô có béo không. Hiện nay có khá nhiều bài thuốc với hà thủ ô giúp giảm cân, trong đó phổ biến nhất là trà gạo lứt hà thủ ô và trà hà thủ ô mật ong. Cả 2 loại trà này đều giúp bạn tạo cảm giác no nhưng không chứa nhiều calo; có thể uống 1-2 lần/ngày trước các bữa ăn để giảm cảm giác thèm ăn; hạn chế nạp nhiều thức ăn trong bữa chính.
Bạn có thể dùng lá hoặc rễ hà thủ ô đã sơ chế để sắc nước uống. Hà thủ ô có vị hơi chát nên có thể cho thêm chút mật ong để tăng độ ngọt. Với trà gạo lứt hà thủ ô thì sắc cả 2 nguyên liệu với nước sạch rồi uống ngay trong ngày. Ngoài ra, bạn còn có thể uống hà thủ ô với đậu đen cũng có hiệu quả giảm cân nhưng lưu ý không được cho thêm đường tinh luyện.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo, hiệu quả giảm cân từ trà thủ ô không quá cao như các loại dược liệu khác, đồng thời để có thể giảm cân an toàn, nhanh chóng, bạn vẫn cần ăn uống theo chế độ hợp lý; tập luyện phù hợp với thể trạng. Không nên chỉ ỷ lại vào hà thủ ô và uống thường xuyên để giảm cân.
Đặc biệt, không ăn hoặc uống hà thủ ô dạng sống bởi có hàm lượng Anthranoid (có tác dụng nhuận tràng); cao gấp nhiều lần so với dạng chế; khi dùng sẽ gây đau bụng, tiêu chảy. Ngoài ra, củ sống còn chứa hàm lượng Tanin cao, nếu dùng không đúng cách; uống hằng ngày có thể gây mệt mỏi; tăng men gan; bí tiểu…
Lưu ý khi sử dụng hà thủ ô giảm cân
Nếu bạn sử dụng hà thủ ô giảm cân hãy lưu ý những điều sau :
Tác dụng phụ: Dùng tươi dễ gây tiêu chảy, các bệnh tiêu hóa; buồn nôn; bứt rứt; tê bì chân tay; rối loạn điện giải do giảm hấp thu kali; teo cơ; viêm cơ,… nếu dùng không đúng cách.
Đối tượng không nên dùng: Người bị viêm dạ dày, viêm đa dây thần kinh; teo cơ; mất cân bằng điện giải; người huyết áp thấp; người tiêu chảy lâu ngày; đờm đặc ở cổ họng, …
Không nên dùng khi chưa chế biến, nếu không sẽ gây đau bụng; tiêu chảy kéo dài.
Loại thảo dược này rất tốt cho cơ thể, nhưng lưu ý không nên ăn vào buổi sáng hoặc uống khi đói.
Các loại thảo mộc có thể được sử dụng hàng ngày rất an toàn nhưng không nên quá lạm dụng vì sẽ ảnh hưởng đến chức năng gan.
Trong quá trình sử dụng phải bỏ thức ăn, đồ cay, thịt vịt, tiết canh, tiêu, ớt, sa tế, ớt bột và các gia vị khác.
Giải đáp thắc mắc về hà thủ ô
Với những thông tin như trên, chắc hẳn bạn đã tìm ra câu trả lời cho câu hỏi uống hà thủ ô có béo không. Hà thủ ô có nhiều lợi ích đối với việc giảm cân và sức khỏe và cũng sở hữu khá nhiều bí mật thú vị.
Uống hà thủ ô có đẹp da không?
Có. Đây cũng là một trong những công dụng lớn nhất của hà thủ ô; đã được nghiên cứu và chứng minh từ rất lâu. Một số nghiên cứu cho thấy dịch chiết hà thủ ô chứa các dược chất có khả năng cân bằng sự phát triển của hắc sắc tố melanin (sắc tố có liên quan đến màu sắc da, tóc), giúp tóc đen và da sáng mịn từ bên trong; hoàn toàn không gây sạm da hay đen da.
Uống hà thủ ô có nóng không?
Theo đông y, hà thủ ô có tính nóng nên có khả năng dưỡng huyết; bổ âm; nhuận tràng. Tuy nhiên, tính nóng này của không quá cao nên nếu chỉ sử dụng với liều lượng hợp lý thì hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Lá cây hà thủ ô có uống được không?
Không chỉ có rễ hà thủ ô là thuốc mà lá cây cũng có sử dụng được. Thân lá hà thủ ô lại có công dụng an thần, giảm đau nhức cơ khớp và điều trị bệnh ngoài da. Bạn có thể dùng khoảng 25g ~ 30g dây khô để đun nước uống hàng ngày.
Uống hà thủ ô vào lúc nào?
Bạn không nên uống hà thủ ô vào buổi sáng sớm để tránh gây kích ứng dạ dày. Thời điểm tốt nhất để uống trà hà thủ ô là vào buổi sáng sau khi ăn sáng và đầu giờ chiều. Để phát huy hiệu quả giảm cân, dưỡng da thì cần uống hà thủ ô trong khoảng 3-5 tháng trở lên mới có tác dụng.
Trên đây là những chia sẻ về vấn đề uống hà thủ ô có béo không. Mong rằng với những chia sẻ này, bạn đã có thêm những gợi ý hay ho cho chế độ giảm cân của mình.
>> Có thể bạn muốn biết:
Dầu oliu có béo không? Cách dùng dầu oliu giảm cân
Dầu mè có béo không? Cách sử dụng dầu mè
Uống sâm có béo không? Uống sâm nóng hay mát, những lưu ý
Uống sữa fami có béo không? Sữa fami có tốt không?