Omega 3 là dưỡng chất thường được nhắc đến khá nhiều trong đời sống, thế nhưng trên thực tế lại không mấy người hiểu hết về tác dụng cũng như cách bổ sung thuốc omega 3 sao cho hiệu quả nhất. Để rõ hơn về Omega 3 tác dụng gi, mời bạn tham khảo ngay bài viết dưới đây.
Tìm hiểu về omega 3
Omega-3 là một loại axit béo không no vô cùng thiết yếu cho cơ thể. Bản thân chúng ta không thể tự tổng hợp và tạo ra Omega-3 được, do vậy cách duy nhất để cung cấp loại axit béo này cho cơ thể là ăn các loại thực phẩm giàu Omega-3.
Có nhiều loại axit béo Omega-3 nhưng có 3 loại phổ biến nhất là:
- Docosahexaenoic axit (DHA)
- Ecosapentaenoic axit (EPA)
- Alpha lipoic axit (ALA).
Omega 3 tác dụng gì đối với cơ thể?
Omega 3 tác dụng gì? Chắc hẳn, rất nhiều người thắc mắc không biết omega 3 sở hữu những công dụng tuyệt vời như thế nào đối với sức khỏe? Dưới đây là một số lợi ích nổi bật của loại axit béo Omega 3
1/ Omega 3 có tác dụng ngăn ngừa bệnh tim mạch
Đau tim và đột quỵ là hai trong số những nguyên nhân gây tử vong cao nhất trên thế giới. Nhiều thập kỷ trước, các nhà nghiên cứu đã quan sát rằng những người ăn nhiều cá có tỉ lệ mắc bệnh tim mạch ít hơn so với người bình thường. Sau đó, hàng loạt các bằng chứng thực nghiệm khác đưa ra đã lý giải vấn đề này là do tác dụng của omega 3 từ cá.
Vì vậy, các axit béo omega 3 được cho là mang lại nhiều lợi ích trong việc giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch ở các khía cạnh:
- Triglycerides: dầu cá omega 3 giúp giảm một lượng lớn – khoảng 15-30% – triglyceride trong cơ thể
- Huyết áp: omega 3 trong dầu cá có tác dụng hiệu quả đối với những bệnh nhân bị cao huyết áp
- HDL-cholesterol: axit béo omega 3 giúp tăng lượng HDL-cholesterol (loại cholesterol tốt cho cơ thể)
- Bệnh đông máu: omega 3 có thể giữ cho các tiểu huyết cầu không kết khối vào nhau. Điều này giúp ngăn ngừa sự hình thành bệnh đông máu có hại cho tim
- Các mảng xơ vữa: dầu cá giúp các động mạch hoạt động bình thường và không bị tổn thương bằng cách ngăn sự hình thành nên các mảng xơ vữa động mạch
- Sưng viêm: axit béo omega-3 giúp giảm sự sản sinh ra một số chất gây hại cho tim giải phóng trong suốt quá trình chống lại chứng viêm.
2/ Giảm mỡ trong gan
Bệnh gan nhiễm mỡ mà tác nhân không phải do rượu là một căn bệnh rất phổ biến hiện nay. Nó làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì và là nguyên nhân chính gây ra bệnh gan mãn tính.
Khi cung cấp đủ lượng Omega-3 mà cơ thể cần sẽ làm giảm lượng mỡ trong gan và chứng viêm đối với những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.
Việc bổ sung dầu cá cho cơ thể cũng sẽ giúp làm giảm hàm lượng Triglycerides cao trong máu. Do đó, nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch cũng sẽ giảm đi.
3/ Cải thiện chất lượng giấc ngủ
Giấc ngủ sâu có ý nghĩa rất to lớn đối với sức khỏe. Các nghiên cứu cho thấy, thiếu ngủ sẽ là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh khác như: Béo phì, tiểu đường, trầm cảm. Thiếu hụt Omega-3 sẽ gây ra bệnh mất ngủ ở trẻ em và bệnh ngưng thở lúc ngủ ở người trưởng thành.
Việc hấp thụ đủ axit béo Omega-3 ở cả trẻ em và người lớn có thể giúp kéo dài giấc ngủ cũng như tăng chất lượng giấc ngủ.
4/ Tốt cho làn da
DHA là một trong những thành phần quan trọng quyết định cấu trúc da. Dưỡng chất này chịu trách nhiệm xây dựng các màng tế bào và đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng da. Một màng tế bào khỏe mạnh sẽ đem lại cho bạn làn da mềm mịn; không nếp nhăn và không khô ráp.
Một màng tế bào khỏe mạnh sẽ đem lại cho bạn làn da mềm mịn, không nếp nhăn và không khô ráp. EPA cũng có tác dụng tích cực cho da, bao gồm:
- Kiểm soát lượng dầu của da.
- Kiểm soát độ ẩm của da.
- Ngăn ngừa sự tăng lớp sừng của nang lông – những vết sưng màu đỏ nhỏ thường thấy trên cánh tay.
- Ngăn ngừa da bị lão hóa sớm.
- Ngăn ngừa mụn.
5/ Đôi mắt thêm khỏe
Hiện nay, rất nhiều người đang gặp vấn đề đối với đôi mắt; bởi vì họ sử dụng quá nhiều máy tính, điện thoại di động và tivi khiến thị lực giảm sút nhanh chóng; khả năng nhìn bị hạn chế. Để có đôi mắt khỏe, bạn cần tăng cường bổ sung DHA; đây là chất cần thiết để hạn chế nguy cơ thoái hóa điểm vàng của đôi mắt.
Mỗi người nên chủ động bảo vệ đôi mắt của mình; tránh các nguy cơ bị mù hoặc tổn thương mắt nghiêm trọng.
Omega 3 có dùng được hằng ngày không?
Omega 3 được chứng minh với nhiều lợi ích cho sức khỏe và khả năng hỗ trợ điều trị bệnh. Bạn có thể bổ sung hàng ngày nhưng phải đúng với liều lượng; nếu không gặp phải tác dụng phụ của Omega 3. Cụ thể như:
- Hạ huyết áp: Việc dùng Omega 3 quá liều lượng sẽ làm suy giảm huyết áp khiến người bị huyết áp thấp gặp một số vấn đề nghiêm trọng
- Rối loạn tiêu hóa: Tác dụng phụ phổ biến do uống dầu cá omega 3 là rối loạn tiêu hóa và gây khó chịu dạ dày như trào ngược axit dạ dày, buồn nôn.
- Tăng đường huyết: Việc bổ sung Omega 3 quá mức có thể làm tăng lượng đường trong máu ở người bị tiểu đường.
- Tăng nguy cơ xuất huyết: Chảy máu nướu và chảy máu cam là tác dụng phụ của Omega 3 khi bạn tiêu thụ quá nhiều.
- Tăng nguy cơ đột quỵ: Việc hấp thụ nhiều Omega 3 có thể làm giảm khả năng đông máu và làm tăng nguy cơ đột quỵ do xuất huyết.
- Omega 3 gây ngộ độc vitamin A: Trong một số loại thực phẩm bổ sung Omega 3 có chứa nhiều vitamin A; nếu tiêu thụ với liều cao có thể gây ngộ độc; chóng mặt; buồn nôn; đau khớp và kích ứng da. Về lâu dài, có thể gây tổn thương gan, suy gan.
- Omega 3 gây mất ngủ ở người có tiền sử trầm cảm: Nếu dùng Omega 3 với liều lượng vừa phải có thể tăng cường chất lượng giấc ngủ. Tuy nhiên, nếu dùng liều cao có thể khiến bạn mất ngủ và lo lắng ở người có tiền sử trầm cảm.
Liều dùng và bổ sung Omega 3 hợp lý
Việc quan trọng nhất khi bổ sung Omega 3 là tìm hiểu xem nó chứa bao nhiêu EPA và DHA để giúp cơ thể bạn nhận đủ. Vì vậy, tùy thuộc vào lượng EPA và DHA trong một liều; tuy nhiên, nên bổ sung tối thiểu 250mg và tối đa 3000mg EPA và DHA kết hợp mỗi ngày. Liều dùng Omega 3 được khuyến cáo như sau:
- Đối với người khỏe mạnh: Vì khẩu phần ăn hàng ngày cũng đã nhận được một lượng DHA vừa đủ, vì vậy chỉ cần uống 1 viên/ngày.
- Từ 6 – 8 tuổi: Nên bổ sung từ 900 mg Omega 3 mỗi ngày.
- Từ 9 – 13 tuổi: Bé gái nên dùng 1.000 mg/ngày và bé trai nên dùng 1.200 mg/ngày.
- Từ 14 – 18 tuổi, bé gái cần 1.100 mg/ngày; bé trai cần đảm bảo 1.600 mg/ngày.
- Độ tuổi trưởng thành (trên 16 tuổi): Phụ nữ cần 1.100 mg/ngày; nam giới cần 1.600 mg/ngày; Phụ nữ mang thai 1.400 mg/ngày và phụ nữ cho con bú cần 1.300 mg/ngày.
- Độ tuổi trung tiên và người già: Người trung niên, người già có sức khỏe bình thường nên dùng 1.100 mg/ngày;
- Người bệnh tim mạch cần ít nhất 1.000 mg/ngày.
- Người bị tiểu đường, huyết áp cao nên bổ sung 2.000 mg/ngày.
Một số thực phẩm giàu omega 3
Axit béo omega 3 có thể tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm khác nhau. Các loại omega 3 tìm thấy trong cá, gọi là DHA và EPA. Đây là 2 loại có lợi cho sức khỏe nhất. Một dạng khác gọi là ALA được tìm thấy trong các loại dầu thực vật; hạt lanh; quả óc chó và các loại rau có màu xanh đậm như cải bó xôi. Cơ thể cũng có thể biến đổi một số lượng nhỏ ALA thành EPA và DHA.
Nguồn thực phẩm chứa axit béo omega 3 DHA và EPA tốt nhất là cá. Một số loại cá chứa nhiều omega 3 hơn những loại khác bao gồm cá hồi; cá thu; cá trích; cá hồi hồ; cá mòi; cá cơm; cá ngừ.
Ăn cá chứa nhiều mỡ là tốt nhất, nhưng bạn cũng có thể uống viên nang dầu cá. Cá ngừ là một loại thực phẩm chứa nhiều omega-3. Cá ngừ sống có nhiều omega-3 hơn cá ngừ đóng hộp. Lượng omega 3 trong một miếng thịt cá ngừ tươi là khác nhau, tùy thuộc vào từng loại.
Trên đây là một số thông tin chia sẻ và giải đáp Omega 3 tác dụng gì. Omega 3 là một trong những dưỡng chất tuyệt vời cho cơ thể. Nó không chỉ hạn chế các nguy cơ về tim mạch mà còn về cả tinh thần. Hãy thường xuyên bổ sung loại axit này cho cơ thể để giúp bản thân duy trì được một sức khỏe tốt và một tinh thần tươi mới nhé.
>> Bài viết liên quan:
Giải đáp ăn quýt có tác dụng gì? 10 tác dụng không thể bỏ qua
Thuốc gametix f có tác dụng gì? Cách sử dụng gametix F
Sữa chua yakult có tác dụng gì? Sử dụng sữa chua yakult đúng cách