Nhân giống sâm Ngọc Linh – Trăn trở và thách thức
Không phải ai cũng biết, hiện nay nước ta cũng đang sở hữu một giống Sâm quý hiếm được xếp vào Top 5 loại sâm có giá trị bậc nhất thế giới, trở thành niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Đó là Sâm Ngọc Linh – sâm của người Việt. Tuy nhiên, việc giữ gìn và nhân giống sâm Ngọc Linh – loại thực vật thuộc 250 loài quý hiếm trong sách đỏ Việt Nam vẫn đang là một thách thức rất lớn.
Xem Thêm:
- Đông trùng hạ thảo giá bao nhiêu tiền? Bảng giá 0,2g, 0.5g, 0.7g, 1kg
- Đông Trùng Hạ Thảo: Lợi ích, công dụng và cách sử dụng
Từ việc phát hiện ra giống sâm Ngọc Linh quý bậc nhất Việt Nam
Giống sâm Ngọc Linh thuộc 250 loài quý hiếm của Việt Nam
Cây sâm Ngọc Linh được DS. Đào Kim Long phát hiện lần đầu tiên vào năm 1973 tại núi Ngọc Linh ở độ cao 1.800m thuộc huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum.
Loại cây này chỉ mọc trên đỉnh núi có độ cao 1.800 – 2.500m, có độ phân cách mạnh, độ dốc lớn, có nhiều thung lũng hẹp và sâu. Ở nước ta, chỉ có một số nơi thuộc tỉnh Kon Tum và Quảng Nam, nơi thường có lượng mưa trung bình cả năm 2.800 – 3.400mm, độ ẩm trung bình 85,5 – 87%, nhiệt độ trung bình từ 14 – 18oC, trên núi cao mới có giống sâm Ngọc Linh tồn tại.
Thuở ban đầu, nó vốn chỉ được xem như một loại củ dại hay “cây thuốc giấu” mà chỉ có các Già làng của đồng bào dân tộc Xê Đăng biết sử dụng để chữa trị cho những người bị bệnh nặng hoặc làm thuốc tăng sức lực, chống mệt mỏi khi đi rừng dài ngày.
Theo Trung tâm Sâm Việt Nam, giống sâm Ngọc Linh là một loài mới, đặc hữu của hệ thực vật Việt Nam, thuộc 250 loài quý hiếm của nước ta.
Đến khai thác đến mức gần “tuyệt chủng”
Có thời điểm sau khi được phát hiện, vì nhận biết được cây sâm Ngọc Linh rất quý và có giá trị, người dân tại các vùng thuộc Kon Tum và Quảng Nam đã khai thác cạn kiệt; công tác nghiên cứu, quản lý và bảo vệ giống Sâm Ngọc Linh trước kia cũng ít được quan tâm, đầu tư nên loài sâm này được liệt vào “sách đỏ” và có nguy cơ tuyệt chủng.
Trong những năm qua, Sở KH&CN của hai tỉnh Kon Tum và Quảng Nam đã phối hợp các ngành liên quan, các nhà khoa học trong nước triển khai nhiều đề tài, dự án nghiên cứu việc bảo tồn và phát triển cây Sâm Ngọc Linh. Để rồi từ “sách đỏ”, đến nay tỉnh Kon Tum đã có tổng diện tích bảo tồn và phát triển giống Sâm Ngọc Linh đạt trên 300 héc-ta phân bố ở huyện Đăk Glei, Tu Mơ Rông. Đối với tỉnh Quảng Nam, tổng diện tích sâm trồng và bảo tồn hiện nay hơn 65 héc-ta chủ yếu ở huyện Trà My.
Do cây sâm trồng bán tự nhiên, nếu điều kiện tự nhiên và chế độ chăm sóc không tốt sẽ bị thoái hóa giống. Mặt khác, do nguồn sâm được lấy hạt giống sâm Ngọc Linh từ nhiều nơi, nhiều vườn không trồng một loại sâm mà trồng thêm nhiều cây khác nên nguy cơ thoái hóa giống và không còn thuần chủng là rất cao. Vì vậy cần phải bảo tồn nguồn gen gốc của cây Sâm Ngọc Linh bán tự nhiên. Để làm được điều này thì cần phải làm tốt khâu tuyển chọn giống. Nghĩa là chúng ta cần đưa các nhà khoa học vào tuyển chọn bằng di truyền phân tử những giống sâm đạt năng suất, đồng đều chất lượng, chịu được thời tiết… Cần ra đời một vài loại giống chuẩn cho Sâm Ngọc Linh, tăng năng suất chất lượng cho vùng trồng.
Một góc khu vực cho phép trồng sâm theo công nghệ cao
Quyết tâm bảo tồn “quốc bảo” Việt
Những năm trở lại đây, Thủ tướng Chính phủ không ngừng quan tâm và chú trọng phát triển giống sâm Ngọc Linh thông qua việc phê duyệt “Đề án khung phát triển sản phẩm quốc gia Sâm Việt Nam”. Đề án đã nhận được sự quan tâm, tham gia của nhiều địa phương như Quảng Nam, Kon Tum và các tổ chức, nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp, y tế, đặc biệt là các doanh nghiệp gắn kết chặt chẽ với người dân địa phương và có ý thức đóng góp cho xã hội.
Được thành lập vào năm 2017, Công ty Cổ phần Tập đoàn Mỹ Hạnh (MHG) ra đời từ niềm trăn trở và khát khao tìm ra hướng đi để phát triển những vùng trồng cây giống Sâm Ngọc Linh, xây dựng hình ảnh thương hiệu cho Sâm Ngọc Linh, từng bước mang loại sâm quý này đến gần hơn với người dân Việt.
Ngay từ những ngày đầu thành lập, MHG đã xác định rõ hướng đi đúng đắn cho mình: “Sâm Ngọc Linh là một loại nhân sâm quý hiếm top đầu thế giới và thuần chủng Việt 100%. Do vậy, bên cạnh những dược tính đã được chứng minh, lý do khiến chúng tôi tập trung dồn lực đầu tư với tham vọng đưa thương hiệu sâm Ngọc Linh ra đấu trường quốc tế chính là lòng tự hào dân tộc. Sâm Ngọc Linh chính là quốc bảo của Việt Nam. Và sứ mệnh của chúng tôi là lan truyền giá trị này đến toàn thế giới, không chỉ trong nước.”- Đại diện tập đoàn MHG chia sẻ.
Toàn bộ nguồn cấp nguyên liệu được MHG tự chủ thông qua việc liên kết với các nhà vườn trồng sâm được cấp chỉ dẫn địa lý tại huyện Nam Trà My. Dự kiến năm 2022 quy mô sẽ lên đến 260,000 gốc sâm. Bên cạnh đó, sâm Ngọc Linh MHG còn xây dựng dự án MHG Farm rộng 41 hecta tại Măng Đen, Kon Plông, Kon Tum để trồng thử nghiệm sâm Ngọc Linh với hy vọng mở ra vùng trồng sâm mới. Dự án được xem là bước đi tiên phong cho loại hình nghỉ dưỡng sinh thái dược liệu, kết hợp bảo tồn và nhân giống “quốc bảo” sâm Việt Nam.
Lễ trồng sâm Ngọc Linh tại dự án MHG Farm do tập đoàn Mỹ Hạnh làm chủ
Trong năm 2021, sâm Ngọc Linh MHG đã ký kết hợp đồng cố vấn với đội ngũ chuyên gia đầu ngành như PGS.TS. Trần Đình Toán, GS.TS y khoa Nguyễn Đức Trọng,… Cùng năm, MHG đã đứng ra ký kết với công ty Viko Hàn Quốc để chuyển giao dây chuyền công nghệ tối tân, đạt tiêu chuẩn ISO.
Cùng với đó, năm 2021 cũng là cột mốc đánh dấu thành công khi sâm Ngọc Linh MHG trồng hoàn thành 2 hecta sâm đầu tiên tại xã Trà Nam, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, thuộc vùng bảo hộ địa lý thương hiệu “Ngọc Linh”.
Để ủng hộ “quốc bảo” sâm Việt Nam cũng như mua được sản phẩm sâm Ngọc Linh chính gốc, chất lượng, hãy liên hệ ngay với Sâm Ngọc Linh MHG (địa chỉ website: https://samngoclinhmhg.com/) để được tư vấn kỹ lưỡng và nhận báo giá chính xác nhất.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Mỹ Hạnh có địa chỉ tại 39 Nguyễn Quốc Trị, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
Tel: 0243.55.77777
Hotline Sâm Ngọc Linh: 082.511.66.88
Hotline Viễn thông: 0899.114.114 / 0898.114.114
Email: [email protected]
Website: https://samngoclinhmhg.com/