Nhiều công trình nghiên cứu có giá trị đã chứng minh Kẽm (Zn) có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển chiều cao, thể chất của trẻ. Vậy, Kẽm có tác dụng gì với trẻ em? Vai trò của kẽm trong cơ thể là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Vai trò của Kẽm cho cơ thể trẻ em
Kẽm đóng vai trò sinh học rất quan trọng đối với sức khỏe con người, cho dù kẽm chỉ chiếm khoảng vài phần triệu trọng lượng khô của cơ thể. Các nhà khoa học đã phát hiện được nhiều căn bệnh nghiêm trọng liên quan tới sự thiếu hoặc thừa chất kẽm trong cơ thể con người, nhất là trẻ em. Vai trò nổi bật của kẽm đối với sức khỏe trẻ em được tóm lược như sau:
1/ Kẽm tác động tích cực trên sự tăng trưởng của cơ thể
Kẽm giúp tăng hấp thu, tăng tổng hợp chất đạm, phân chia tế bào, tăng cảm giác ngon miệng nên rất quan trọng đối với trẻ em. Khi thiếu kẽm thì sự phân chia tế bào sẽ khó xảy ra nên ảnh hưởng trầm trọng đến sự tăng trưởng. Thiếu kẽm sẽ làm chậm phát triển chiều cao, rối loạn phát triển xương, chậm dậy thì và giảm chức năng sinh dục.
Bên cạnh đó, kẽm còn giúp duy trì và bảo vệ các tế bào vị giác và khứu giác. Thiếu kẽm, sự chuyển hóa của các tế bào vị giác bị ảnh hưởng, gây biếng ăn “trầm kha” ở trẻ do rối loạn vi giác. Trẻ em biếng ăn kéo dài sẽ dễ bị suy dinh dưỡng, lâu dần sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển.
2/ Kẽm giúp tăng cường sức mạnh cho hệ miễn dịch cơ thể:
Kẽm hỗ trợ và duy trì hoạt động hiệu quả của hệ thống miễn dịch, cần thiết cho việc bảo vệ cơ thể trước bệnh tật, làm vết thương mau lành. Thiếu kẽm làm giảm phát triển và chức năng của hầu hết các tế bào miễn dịch, bao gồm cả tế bào T, tế bào B và đại thực bào. Do đó thiếu kẽm làm tổn thương chức năng miễn dịch, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, từ đó làm giảm tăng trưởng cũng như sự phát triển của trẻ, làm tăng nguy cơ bị suy dinh dưỡng và tử vong ở trẻ.
3/ Các vai trò khác của kẽm
Kẽm giúp dẫn truyền thần kinh hoạt động tốt hơn vì vậy kẽm rất cần thiết cho sức khỏe não bộ. Kẽm giúp sản xuất collagen mang lại làn da mịn màng; điều chỉnh lượng dầu trên da và giảm nhiễm khuẩn gây ra mụn.
Kẽm còn có vai trò quan trọng đối với sinh lý nam giới. Kẽm có nồng độ cao trong tuyến tiền liệt; tham gia vào quá trình trao đổi nội tiết tố; cân bằng chức năng tuyến tiền liệt; sự hình thành và vận động của tình trùng.
Thiếu kẽm còn khiến trẻ em dễ nổi cáu do kẽm có nhiệm vụ vận chuyển canxi – một trong những chất quan trọng giúp ổn định thần kinh vào não.
Vậy kẽm có tác dụng gì với trẻ em
1/ Kẽm có tác dụng điều trị tiêu chảy
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tiêu chảy gây tử vong 1,6 triệu trẻ em dưới 5 tuổi mỗi năm. Thuốc chứa kẽm có thể giúp giảm tiêu chảy. Một chiến dịch y tế công cộng trên toàn quốc nhằm tăng cường sử dụng kẽm cho bệnh tiêu chảy ở trẻ em, đã xác nhận rằng: Liệu trình 10 viên kẽm có hiệu quả trong điều trị tiêu chảy và cũng giúp ngăn ngừa các cơn bệnh trong tương lai.
2/ Kẽm dùng điều trị cảm lạnh thông thường và các bệnh do ký sinh trùng như sốt rét
Viên ngậm kẽm giúp rút ngắn thời gian của các đợt lạnh thông thường lên đến 40 %. Kẽm (viên ngậm hoặc xi-rô) có lợi trong việc giảm thời gian và mức độ nghiêm trọng của cảm lạnh thông thường ở người khỏe mạnh, khi uống trong vòng 24 giờ kể từ khi xuất hiện triệu chứng.
3/ Kẽm làm giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính ở trẻ
Bổ sung kẽm thông qua chế độ ăn uống và viên bổ sung có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm.. Sự thiếu hụt kẽm có liên quan đến sự gia tăng tình trạng viêm trong bệnh mãn tính và kích hoạt các quá trình viêm mới.
4/ Kẽm ảnh hưởng đến học tập và trí nhớ
Nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Toronto cho rằng : Kẽm có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh cách các nơron giao tiếp với nhau. Nó ảnh hưởng đến cách hình thành ký ức và cách học tập của trẻ.
5/ Kẽm đóng vai trò trong việc duy trì tính toàn vẹn và cấu trúc của da của bé
Nếu trẻ các vết thương hoặc loét mãn tính thường việc chuyển hóa kẽm sẽ giảm và nồng độ kẽm trong huyết thanh thấp hơn. Kẽm thường được sử dụng trong các loại kem bôi da để điều trị chứng hăm tã hoặc kích ứng da khác.
Nhu cầu lượng kẽm cần bổ sung
Kẽm có tác dụng gì cho trẻ đã biết. Vậy nên việc bổ sung kẽm đặc biệt quan trọng đối với trẻ em. Vì ngay cả thiếu kẽm nhẹ cũng có thể cản trở sự tăng trưởng; tăng nguy cơ nhiễm trùng; mắc bệnh tiêu chảy và bệnh hô hấp.
Lượng kẽm khuyến cáo cho trẻ từ 1 đến 8 tuổi dao động từ 3-5 mg và tăng dần khi trẻ lớn hơn.
Nam 9-13 tuổi cần 8 mg kẽm mỗi ngày. Sau 14 tuổi, tăng lên 11 mg mỗi ngày đối với tất cả nam giới trưởng thành.
Đối với bé gái trên 8 tuổi, yêu cầu ổn định ở mức 8mg mỗi ngày. Độ tuổi 14-18 tuổi, tăng lên 9 miligam mỗi ngày cho nữ.
Bổ sung kẽm như thế nào là hợp lý
Bổ sung với liều lượng thích hợp:
- Trẻ dưới 6 tháng tuổi: 2 mg/ ngày.
- Trẻ từ 7 tháng đến 3 tuổi: 5 mg/ ngày.
- Trẻ từ 3 – 13 tuổi: 10 mg/ ngày.
- Người lớn: 15 mg/ ngày.
- Phụ nữ có thai: 15 – 25 mg/ ngày.
Bổ sung bằng thực phẩm: Cần đa dạng hóa bữa ăn hàng ngày bằng những thức ăn giàu Zn và các dưỡng chất cần thiết khác để ngăn ngừa thiếu Zn cho cơ thể.
Bổ sung bằng thuốc hoặc thực phẩm chức năng: Hiện nay có thể bổ sung Zn bằng các thành phẩm chế biến sẵn dưới dạng các viên nén hoặc dung dịch uống.
Tránh bổ sung quá liều: Cơ thể thừa Zn cũng dẫn đến nhiều tình trạng bệnh lý; đặc biệt là gây cạnh tranh sự hấp thu các nguyên tố quan trọng khác như đồng, canxi. Trẻ bị dư Zn cũng bị ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa và miễn dịch.
Bổ sung kẽm cho phụ nữ mang thai: Phụ nữ mang thai cần được bổ sung kẽm nhiều hơn bình thường vì nguyên tố này rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.
Các thực phẩm bổ sung kẽm tốt nhất
Bạn có thể tham khảo các thực phẩm dưới đây để bổ sung vào bữa ăn hàng ngày nhằm ngăn ngừa thiếu kẽm cho gia đình:
- Các loại hạt: các loại đậu, ngô, lúa mì,… là nguồn bổ sung Zn quan trọng và dễ kiếm. Cứ 100 gam hạt ngũ cốc cung cấp tới 52 mg Zn cho cơ thể.
- Thịt: Thịt là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày và cũng là nguồn cung cấp Zn lớn nhất, đặc biệt là thịt bò, thịt lợn, thịt gà tây, thịt cừu.
- Động vật có vỏ: Tôm, tôm hùm, sò, hàu, hến,… không chỉ là những thực phẩm ngon mà còn là nguồn bổ sung Zn rất lớn cho cơ thể.
- Rau quả, nấm: Trái cây và các loại rau củ là nguồn bổ sung Zn dễ kiếm và rẻ tiền. Trong đó không thể không nhắc đến rau chân vịt và các loại nấm.
Làm sao để biết trẻ có thiếu kẽm hay không?
Thông thường, việc thiếu kẽm ở trẻ là do chế độ ăn uống không đủ. Tuy nhiên, cũng có thể do kém hấp thu và các bệnh mãn tính như: tiểu đường; ác tính (ung thư); bệnh gan và bệnh hồng cầu hình liềm.
Dấu hiệu thiếu kẽm ở trẻ bao gồm:
- Ăn không ngon
- Thiếu máu
- Chậm lành thương
- Xuất hiện các tình trạng về da như: mụn trứng cá hoặc chàm
- Vị giác bất thường
- Tăng trưởng chậm
- Thay đổi nhận thức
- Trầm cảm
- Bệnh tiêu chảy
- Rụng tóc
Sử dụng quá mức lượng kẽm cần thiết có gây hại gì cho trẻ?
Kẽm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng cung cấp lượng kẽm quá mức có thể gây hại.
Tác hại của việc sử dụng lượng kẽm quá mức gồm:
- Gây nôn, buồn nôn
- Ăn mất ngon
- Đau dạ dày
- Đau đầu
- Bệnh tiêu chảy
- Kẽm dư thừa có thể ngăn chặn sự hấp thụ đồng.
- Có thể dẫn đến sự hình thành sỏi thận
Trên đây là tổng quan lời giải đáp kẽm có tác dụng gì với trẻ em. Như vậy với những tác dụng to lớn của kẽm đối với sự phát triển chiều cao, thể chất và mang lại cho trẻ một thể chất tốt để phòng chống lại bệnh tật, phụ huynh nên quan tâm đến việc bổ sung dinh dưỡng hằng ngày đảm bảo đủ kẽm cho sự phát triển tối ưu của trẻ.
>> Bài viết liên quan:
Thuốc Omsergy có tác dụng gì? Liều dùng và cách sử dụng
Quế có tác dụng gì cho da? Tổng hợp 6 tác dụng của quế đối với da
Rượu nghệ có tác dụng gì sau sinh? Bao lâu thì được dùng rượu nghệ