Không khó khăn cho chúng ta tìm mua được một chút hành lá tại các siêu thị hay thậm chí là cả chợ dân sinh. Điều đó chứng tỏ, hành lá được sử dụng rất phổ biến. Mỗi người trong chúng ta đều ít nhất một lần nếm thử hành lá. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ ăn hành có tác dụng gì. Hãy đọc ngay bài viết dưới đây để nắm rõ thông tin.
Hành là gì? Thành phần dinh dưỡng trong hành
Hành lá là một loại rau xanh được sử dụng rất nhiều trong văn hóa ẩm thực, đặc biệt là ẩm thực Việt Nam. Hành lá có mùi thơm, do đó chúng hay được sử dụng với vai trò là gia vị cho các món ăn. Ngoài ra, hành lá cũng xuất hiện trong một số bài thuốc đông y nhằm phòng hoặc chữa một vài căn bệnh nào đó.
Khác với hành tây, hành lá không có phần củ lớn mà người ta tập trung khai thác khi lá ở độ phát triển tốt nhất. Bộ phận sử dụng chính cũng là phần lá rỗng, màu xanh ở trên cây.
Hành lá có tính kháng khuẩn vô cùng mạnh mẽ nhờ vào thành phần chính là allicin trong tinh dầu của chúng. Ngoài ra, thành phần hóa học của hành lá còn bao gồm: Đường saccharose, hợp chất diallyl disulfide, đường glucose, các nguồn vitamin quan trọng.
Chúng ta cũng không thể nào phủ nhận đi sự tồn tại của các loại men tiêu hóa như pancreatin, invertin, acid béo, pepsin, hợp chất sulfur, pectin.
Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra giá trị dinh dưỡng trong hành lá:
- Có chứa chất chống oxy hóa.
- Cứ 12g hành lá có tới 20 microgram Vitamin. Bao gồm Vitamin C, Vitamin A và Vitamin K.
- Hành lá còn có thành phần các vi lượng chất, Quercetin, Anthocyanin.
- Hành lá tồn tại chất kháng sinh như: Acid malic, Allin, Gelatin và Allinsufit. Do đó, hành lá cũng có những ứng dụng tốt không thua kém gì một số loại thảo dược khác.
Vậy ăn hành có tác dụng gì đối với sức khỏe?
Hành có tác dụng gì? Trong Đông y, người ta phân chia hành lá vào nhóm thực vật tính nóng, có chất dược lý vị cay, nồng, thông dương hoạt huyết, trợ tiêu hóa, lợi tiểu, sát trùng, hòa trung. Với công dụng dược lý như vậy, hành lá được áp dụng để tạo thành một số bài thuốc hữu ích đối với sức khỏe. Có thể kể đến như chống viêm, ngăn ngừa ung thư, hạn chế bệnh tiểu đường, chống viêm xương khớp,…
Bên cạnh đó, hành còn có một số tác dụng khác như:
Hỗ trợ tiêu hóa: Hành lá giàu chất xơ giúp tiêu hóa tốt hơn. Bạn nên ăn hành lá thường xuyên, có thể nấu chín hoăc thêm vào salad.
Tăng cường hệ miễn dịch: Hành lá giàu vitamin C và vitamin A, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng.
Kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa tiểu đường: Hợp chất lưu huỳnh có trong hành lá giúp giảm lượng đường trong máu do đó ngăn ngừa bệnh tiểu đường.
Ngăn ngừa cảm lạnh: Hành lá có tính kháng khuẩn và kháng virus, giúp chống lại các bệnh viêm nhiễm do virus như cảm lạnh và giúp loại bỏ các dịch nhày.
Chống ung thư: Hành lá giàu flavonoid và hợp chất allyl sulfide giúp chống lại các gốc tự do và ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư, do đó giúp chống lại bệnh ung thư.
Tốt cho mắt: Hành lá giàu vitamin A và carotenoid giữ cho mắt luôn khỏe mạnh, ngăn ngừa mất thị lực.
Tốt cho tim: Hành lá giàu vitamin C và các chất chống ôxy hóa giúp chống lại các gốc tự do và làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Giúp cho xương chắc khỏe: Hành lá giàu vitamin C, vitamin K và một số chất dinh dưỡng thiết yếu khác, giúp cho xương chắc khỏe. Bạn nên ăn hành lá thường xuyên.
Bên cạnh đó, ít chị em biết hành có tác dụng làm đẹp:
Mặc dù không có chức năng làm đẹp điển hình cho phụ nữ như nha đam; thế nhưng hành lá vẫn có khả năng chăm sóc da, chống, điều trị mụn hiệu quả. Tất cả là nhờ vào tính kháng khuẩn của hành lá. Sử dụng hành lá trộn với 1 thìa mật ong, giã thật nhuyễn rồi lấy phần nước thoa lên vùng da bị mụn,
Thực hiện kiên trì, đều đặn mỗi tuần ít nhất 3 lần. Sau khi thoa hỗn hợp, để yên cho da thẩm thấu khoảng 15 đến 20 phút thì làm sạch lại với nước ấm.
Bên cạnh đó hành lá còn có tác dụng giảm cân, sử dụng hành lá là phương pháp giảm cân, tuy hiệu quả nhưng lại không được phổ biến nhiều người biết đến.
Một số bài thuốc từ hành hiệu quả
Nắm bắt cho mình một số bài thuốc chăm sóc cơ thể từ hành lá là cách tốt nhất chúng ta tận dụng được tối đa công năng của chúng. Những bài thuốc dân gian này khá đơn giản, không tốn kém, dễ thực hiện mà lại đạt được kết quả cao.
1/ Hành lá cầm máu vết thương
Với những vết thương nhỏ, bị rỉ máu và khó cầm thì chỉ cần lấy một chút hành lá tươi. Nướng chín trên bếp cho mềm, dùng tay bóp mạnh để lấy phần nước cốt; thoa nhẹ lên vết thương đó. Lượng máu chảy ra sẽ ít đi và đó cũng là cách sát khuẩn nhanh chóng.
2/ Chống đông máu bằng hành lá
Mỗi ngày chỉ cần ăn một chút hành lá sống, hoặc cắt phần củ trắng ăn chung với bún; phở; mì; xào với thịt; đậu để ăn. Thực hiện như thế đều đặn người bệnh sẽ ngăn chặn được tình trạng đông máu, giảm đi lượng cholesterol, cân bằng huyết áp. Nhờ thế mà loại trừ nguy cơ bị đau tim do chứng xơ vữa động mạnh, bệnh tiểu đường, ….
3/ Chữa cảm sốt, đau đầu bằng hành lá
Đôi khi, thời tiết thay đổi hay do làm việc quá sức mà cơ thể con người mệt mỏi. Xuất hiện các triệu chứng như đau đầu hay bị cảm cúm, bị sốt. Lúc này đừng quá lo lắng hay sử dụng thuốc tây ngay, điều đó không thực sự tốt cho dạ dày của người bệnh. Thử áp dụng bài thuốc dân gian từ rễ hành lá như sau:
Dùng 20 cây hành lá, cắt bỏ đi phần lá xanh bên trên, chỉ giữ lại một chút củ trắng và phần rễ. Sử dụng thêm một nắm gạo nhỏ; cắt 5 lát củ gừng rồi cho vào nấu thành cháo. Ăn cháo khi còn nóng để mồ hôi toát ra, như vậy tình trạng bệnh sẽ giảm thiểu tức thì.
4/ Hành lá chữa đầy hơi, táo bón
Bệnh đầy hơi, táo bón không phải là căn bệnh xa lạ đối với chúng ta nữa. Đây là dấu hiệu cho thấy hệ tiêu hóa có vấn đề nghiêm trọng. Nếu không xử lý kịp thời thì gây ra không ít ảnh hưởng cho sinh hoạt hàng ngày. Sử dụng hành lá là cách vô cùng hữu hiệu mà người bệnh nên áp dụng.
Cách đầu tiên là bổ sung hành lá vào trong bữa ăn hàng ngày của mình. Cách thứ hai, giã nát 10 củ hành lá cùng với 5 lát gừng tươi. Sau đó, trộn thêm một thìa cà phê muối trắng; nặn thành một cái bánh hình dẹt; hấp đến khi nóng lên. Tiếp tục buộc phần hành đó vào rốn, áp dụng đều đặn ngày một lần.
5/ Hành lá chữa tắc tia sữa
Phụ nữ mang thai đã vất vả nhưng khi sinh con xong còn vất vả hơn nhiều, nguy cơ đối diện với tình trạng tắc tia sữa là rất lớn. Người nhà dùng 40g hành lá, sắc thành nước cho người bệnh uống từ 3 đến 7 ngày; mỗi lần uống hai lần. Không cần sắc quá đặt, bởi vì như vậy sẽ rất khó uống.
Đối tượng nào không nên dùng hành lá
Hành lá rất tốt cho sức khỏe, thế nhưng vẫn có một số đối tượng không nên tùy ý sử dụng loại thực phẩm này. Điều đó giúp chúng ta ngăn chặn được một số nguy cơ tiềm ẩn; tác dụng phụ. Các đối tượng đó bao gồm người bị huyết áp cao; dương thịnh; hỏa bốc; phụ nữ có kinh sớm; trẻ em dưới 1 tuổi; phụ nữ trong quá trình mang thai.
Những người này muốn sử dụng hành lá thì phải tham khảo ý kiến từ chuyên gia, bác sĩ để biết cách ứng dụng cho hiệu quả; đảm bảo an toàn.
Trên đây là một số thông tin và giải đáp hành có tác dụng gì. Hành lá là một loại rau phổ biến trong bữa ăn hàng ngày. Thế nhưng, khi đã hiểu được thành phần, dược tính của hành lá, chúng ta còn biết thêm nhiều công dụng tuyệt vời. Sử dụng hành lá phải đúng cách, đúng liều lượng mới đạt được kết quả như ý muốn.
>> Bài viết liên quan:
Thuốc Aspirin 81mg có tác dụng gì? Liều dùng và cách sử dụng
L-cystine có tác dụng gì? Công dụng và chỉ định của thuốc L Cystine
Hạt chia có tác dụng gì? 8+ Tác dụng của hạt chia đối với cơ thể