Dừa dừa vốn được mọi người truyền tay nhau những công hiệu rất tuyệt vời. Vậy những công hiệu của dầu dừa thật ra là gì. Cách sử dụng đúng cách và hiệu quả nhất. Tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!
Tìm hiểu về dầu dừa
Dầu dừa là dầu thu được từ trái dừa già, có 2 loại dầu là dầu dừa nấu nguyên chất và dầu dừa ép lạnh. Phương pháp ép lạnh không được sử dụng nhiệt và qua xử lý hóa chất. Dầu ép lạnh trong như nước. Dầu dừa nhiều khi có màu vàng dậm, vàng nhạt hoặc trong như nước.
Dầu dừa là một chất lỏng, đó là sự thật nhưng nó rất dễ trở thành một trạng thái rắn. Dầu dừa ở trạng thái lỏng khi nhiệt độ trên 25 độ C và trạng thái rắn ở nhiệt độ dưới 25 độ C; nhưng chúng ta có thể làm cho nó lỏng như đơn giản bằng cách đun nóng nó lên.
Dầu dừa có tác dụng gì?
Các nhà nghiên cứu đã khám phá ra bí mật của dầu dừa chính là chứa các vitamin, axit béo lành mạnh có khả năng diệt khuẩn và chống oxy hóa:
- Kháng và diệt khuẩn
- Dễ dàng tiêu hóa
- Hầu như không lưu trữ dưới dạng mỡ
- Kích thước nhỏ dễ dàng thẩm thấu vào tế bào để cung cấp năng lượng tức thời
- Chống oxy hóa
Đặc biệt trong dầu dừa chứa Vitamin E loại tocotrienol có khả năng chống oxy hóa gấp 50 lần Vitamin E loại tocopherol (có trong hầu hết các loại thực phẩm chức năng và mỹ phẩm).
Bạn có thể hạn chế và ngăn chặn các gốc tự do bằng cách cung cấp các chất chống oxy hóa.
Dầu dừa có tác dụng gì? Top 3 tác dụng của dầu dừa với con người
Dầu dừa có tác dụng gì mà khiến nhiều người ưa chuộng và sử dụng nhiều đến vậy. Hãy điểm danh một số công dụng thần kỳ mà dầu dừa đem lại.
1/ Dầu dừa dùng trong chữa bệnh
Dựa vào những nghiên cứu chúng ta đã biết được những tác dụng của dầu dừa có lợi cho cơ thể sau:
-
Hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer
Bổ sung chế độ ăn uống với dầu dừa giúp cải thiện tình trạng lão hóa; thoái hóa thần kinh và điều trị bệnh Alzheimer.
-
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và huyết áp cao
Các chất béo bão hòa trong dầu dừa không chỉ làm tăng cholesterol HDL có lợi cho sức khỏe mà còn chuyển đổi cholesterol LDL xấu thành cholesterol có lợi. Khi hàm lượng cholesterol HDL tăng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và huyết áp cao.
-
Điều trị nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm trùng thận và bảo vệ gan
Dầu dừa có tính chất chống viêm, kháng khuẩn tự nhiên bằng cách phá vỡ lớp lipid của vi khuẩn và giết chúng. Chúng giúp chữa lành nhiễm trùng đường tiểu (UTI); nhiễm trùng thận và bảo vệ gan.
-
Tăng cường hệ miễn dịch (kháng khuẩn, kháng nấm và kháng vi-rút)
Dầu dừa có chứa lauric acid với tính chất kháng khuẩn, kháng nấm và tạo ra môi trường bất lợi cho virus. Điều này giúp ngăn chặn nhiều căn bệnh do sự phát triển quá mức của vi khuẩn xấu; nấm; virus và ký sinh trùng trong cơ thể.
-
Cải thiện hệ tiêu hóa, giảm loét dạ dày và viêm đại tràng
Dừa giúp hấp thu các vitamin, canxi, magie, tiêu diệt những vi khuẩn xấu, làm giảm acid dạ dày giúp phòng và điều trị loét dạ dày; viêm đại tràng. Khi hấp thu cùng lúc dầu dừa với các axit béo omega-3 sẽ có hiệu quả gấp đôi bình thường.
-
Phòng bệnh về nướu và sâu răng
Dầu dừa đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ như là một cách để làm sạch vi khuẩn trong khoang miệng và chữa các bệnh nha chu. / Nên dùng dầu dừa súc miệng 3 lần/tuần trong 20 phút giúp bảo vệ răng miệng, cho hơi thở thơm tho.
-
Tác dụng của dầu dừa trong việc cân bằng Hoóc-môn
Dầu dừa có thể giúp cân bằng lượng hoóc-môn tự nhiên. Chúng cũng có những tác động tích cực lên nội tiết tố estrogen. Đây là chất béo tuyệt vời để tiêu thụ trong thời kỳ mãn kinh.
Để cân bằng lượng nội tiết tố – hoocmon tự nhiên, bạn hãy giảm lượng đường; ngũ cốc trong chế độ ăn. Thay vào đó ăn các chất béo lành mạnh như: dầu dừa, bơ, hạt lanh,…
-
Dùng cho người kiêng chất béo:
Dầu dừa cung cấp ít năng lượng hơn so với các loại dầu khác là 8,6 kcal mỗi gram. Trong khi các loại dầu khác cung cấp năng lượng cho 9 kcal mỗi gram.
Axit béo bão hòa không gây ra tăng cân béo phì, rất tốt cho những ai đang trong chế độ giảm cân. Dầu dừa giúp tăng sự trao đổi chất lên đến 24 giờ hấp thụ thức ăn hoặc lượng calo được đốt lên. Không chỉ là lượng calo dư thừa Để được tích lũy dưới dạng mỡ
-
Giúp chăm sóc xương:
Các chất dinh dưỡng trong dầu dừa rất giàu khoáng chất thiết yếu bao gồm canxi và magiê cho xương chắc khỏe. Dầu dừa giúp bổ sung các khoáng chất cần thiết giúp xương dễ phục hồi sau khi chấn thương.
-
Tốt cho quá trình mang thai:
Dầu dừa được xem là tốt cho cả mẹ và em bé trong bụng mẹ. Đặc biệt là nếu bạn ăn dầu dừa trong thời kỳ mang thai. Nó giúp các bé có khả năng miễn dịch tốt. Điều này làm tăng đáng kể giá trị của sữa mẹ.
Dầu dừa nguyên chất cũng rất giàu canxi và magiê giúp tăng cường canxi cho xương và răng cũng như ngăn ngừa loãng xương hay mất canxi cho mẹ trong quá trình mang thai.
-
Giúp giảm căng thẳng:
Dầu dừa rất giàu axit cacbonic pH của axit và các axit tiết ra Capri Malik. Chất này giúp thư giãn và giúp bạn ngủ ngon hơn.
Nó cũng giúp làm giảm mệt mỏi mãn tính, làm giảm căng thẳng và stress rất tốt.
2/ Dầu dừa trong việc làm đẹp
-
Kháng khuẩn gây mụn trứng cá:
Trong dầu dừa chứa các axit béo chuỗi trung bình như axi lauric, axit capric,.. có tác dụng kháng khuẩn gây mụn trứng cá. Thoa trực tiếp dầu dừa lên vùng da bị mụn, để khoảng 15 đến 20 phút sau đó rửa lại bằng sữa rửa mặt.
-
Dưỡng ẩm:
Sử dụng dầu dừa là cách tuyệt vời để giữ ẩm cho làn da; đặc biệt với da khô hoặc da bị hư tổn. Thêm vào đó, dầu dừa cũng là thành phần chính trong nhiều loại son dưỡng ẩm; cung cấp một số chất bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời như SPF4.
-
Tẩy da chết trên mặt:
Trộn dầu dừa với thuốc muối (baking soda), đường hoặc quế; và bột yến mạch. Sau đó bôi hỗn hợp lên mặt và mát xa nhẹ nhàng.
-
Dưỡng tóc:
Dầu dừa sẽ giúp tóc bạn chắc khỏe và chăm sóc tóc bị hư tổn. Mát xa dầu dừa lên da đầu, sau 10 phút gội lại bằng nước sạch. Dầu dừa còn giúp trị gàu hiệu quả, hãy mát xa da đầu với dầu dừa để giảm bớt các triệu chứng của gàu như ngứa, hay bong tróc da đầu.
-
Mát xa:
Dầu dừa giúp bạn làm dịu đi sự mệt mỏi và giảm đau cho các cơ bắp. Khi sử dụng, bạn nên thêm vài giọt tinh dầu để tăng hiệu quả.
-
Vóc dáng thon gọn:
Dầu dừa làm tăng sự trao đổi chất trong cơ thể bạn, cải thiện chức năng của tuyến giáp và hỗ trợ giảm cân một cách an toàn.
3/ Công dụng của dầu dừa trong nấu ăn
-
Dùng dầu dừa trong các món sinh tố, sữa chua, súp
Bên cạnh việc dùng dầu dừa để xào nấu, chúng ta có thể dùng loại dầu này để làm tăng khẩu vị cho các món sinh tố; cà phê; trà; sữa chua; hoặc các món hầm.
-
Sử dụng dầu dừa cho món xôi
Có một cách rất đơn giản mà bạn có thể tận dụng lợi ích của dầu dừa mỗi ngày là cho vào các món ăn. Mình thường dùng dầu dừa cho vào món xôi xéo, rất béo ngậy và thơm nữa. Mùi dầu dừa hòa quyện với mùi nếp đậu xanh rất thơm và thu hút.
Bạn có thể thêm dầu dừa vào xôi xéo, xôi lạc; xôi đậu; xôi trắng, v.v. Nếu bạn không sợ béo, hãy cho ít dầu dừa lại.
-
Cho vào món bánh
Nếu bạn ăn bánh mì, bánh nướng, hoặc các loại bánh sô cô la; ngũ cốc; bạn có thể cho thêm ít dầu dừa để tăng thêm độ béo ngậy của món ăn vặt. Nếu bạn đã từng dùng dầu dừa để nấu ăn, làm đẹp thì không thể phủ nhận rằng dầu dừa có mùi thơm cực kỳ quyến rũ.
Một số lưu ý khi sử dụng dầu dừa
Dầu dừa có tỷ lệ chất béo bão hòa cao hơn các loại mỡ động vật. Chính vì vậy, nếu sử dụng quá nhiều dầu dừa có thể dẫn đến tình trạng xơ vữa động mạch.
Đối với những người có vấn đề về rối loạn chuyển hóa (đái tháo đường; tăng huyết áp; xơ mỡ động mạch; thừa cân béo phì…), việc sử dụng những sản phẩm nhiều axit béo bão hòa như dầu dừa còn làm tăng nguy cơ rối loạn mỡ máu.
Đối với những người có làn da nhạy cảm, việc sử dụng dầu dừa không đúng cách và nhất là không rõ nguồn gốc có thể gây nên tình trạng kích ứng da; làm da nổi mụn; ngứa ngáy; nổi mề đay…
Để chọn mua dầu dừa an toàn đảm bảo uy tín, cần chọn mua dầu dừa ở những cơ sở sản xuất uy tín, đã được chứng nhận về độ an toàn vệ sinh. Các sản phẩm làm đẹp từ dầu dừa chọn mua cần có xuất xứ rõ ràng, có nhãn mác và cơ sở sản xuất trên chúng.
Trên đây là một số các tác dụng từ dầu dừa. Chắc hẳn bạn đã giải đáp được câu hỏi dầu dừa có tác dụng gì rồi đúng không? Không những dầu dừa giúp ích cho sức khỏe và còn là “cứu tinh” trong công cuộc làm đẹp của các chị em. Còn chần chừ gì nữa mà không áp dụng ngay.
>> Có thể bạn muốn biết:
Bánh yến mạch có béo không? Giải đáp từ chuyên gia dinh dưỡng
Cháo yến mạch có béo không? Cách nấu cháo yến mạch giảm cân