Đau bụng kinh sau sinh có ảnh hưởng gì không là vấn đề quan tâm thắc mắc của không ít chị em phụ nữ. Việc có kinh nguyệt trở lại sau thời gian mang thai và sinh con là hiện tượng sinh lý bình thường. Nhưng nhiều chị em lại kèm theo triệu chứng đau bụng bất thường. Vậy dấu hiệu này có nguy hiểm không? Hãy cùng các chuyên gia tìm hiểu về vấn đề này trong nội dung bài viết dưới đây.
Nguyên nhân gây đau bụng kinh sau sinh là gì?
Khi bắt đầu có dấu hiệu mang thai, chu kỳ sinh lý của chị em sẽ tạm dừng lại và trong 9 tháng mang thai chị em sẽ tạm thời không có kinh nguyệt. Sau khi sinh con xong, chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ có thể trở lại rất sớm; khoảng từ 6 – 8 tuần sau sinh nếu bạn không cho con bú. Ngược lại, nếu chị em nuôi con bằng sữa mẹ thì có thể sau 6 tháng đến 1 năm; kinh nguyệt mới xuất hiện. Thời gian này dài hay ngắn còn tùy thuộc vào cơ địa và chế độ dinh dưỡng của từng người.
Triệu chứng đau bụng khi có kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường. Đặc biệt là ở các chị em chưa kết hôn và sinh con, thường gọi là đau bụng kinh nguyên phát. Nhiều người cho rằng, sau khi sinh con xong; tình trạng đau bụng kinh sẽ thuyên giảm. Thế nhưng, tình huống lại bị đảo ngược, tình trạng đau bụng kinh có thể diễn ra nghiêm trọng hơn. Thậm chí có nhiều trường hợp chị em trước đó không bị đau bụng kinh; nhưng sau khi sinh con và có kinh trở lại thì lại bị đau bụng.
Các bác sĩ cho biết: Nếu hiện tượng đau bụng kinh chỉ diễn ra trong những ngày có kinh thì là hiện tượng sinh lý bình thường. Do lúc này, cơ trơn tử cung co bóp mạnh để đẩy hết máu kinh trong tử cung ra ngoài âm đạo; do đó tạo thành những cơn đau.
Ngoài ra, nguyên nhân gây đau bụng kinh sau sinh còn do:
- Cơ thể của mẹ bỉm sau khi sinh bị yếu và suy nhược khiến khí huyết trong cơ thể lưu thông kém. Tình trạng ứ trệ máu kinh khiến dòng máu tử cung bị giảm đi nhiều; nhất là khi nội mạc tử cung co bóp mạnh.
- Do chế độ ăn uống, trong những ngày có kinh chị em ăn đồ nguội; đồ lạnh khiến cơ thể bị nhiễm lạnh làm cho tình trạng đau bụng càng nặng hơn.
- Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ trong những ngày có kinh khiến tác nhân có hại gây viêm nhiễm dẫn đến đau bụng.
- Do dây chằng rộng, các dây chằng tử cung bị xơ hoá.
- Do có khối u ở chậu hông chấn áp vào dây chằng.
- Do các yếu tố về tinh thần, tâm lý căng thẳng stress kéo dài
Bên cạnh những nguyên nhân sinh lý nêu trên thì tình trạng đau bụng kinh sau sinh còn có thể là do triệu chứng của một số bệnh lý phụ khoa mà chị em đang mắc phải như:
- Do viêm đường sinh dục, viêm tử cung; buồng trứng; nạo thai; đốt điện cổ tử cung gây chít; cổ tử cung gập lại sau…
- Do khối u: u xơ tử cung, bướu niêm mạc tử cung, u nang buồng trứng,…
Các triệu chứng đau bụng kinh sau sinh chị em thường gặp phải là:
– Đau bụng giữa kỳ kinh trong thời gian từ vài phút đến nhiều giờ
– Đau khu trú ở một góc bụng
– Đau bụng âm ỉ tập trung ở bụng dưới.
– Có những cơn đau dữ dội lan ra phía sau lưng; xuống hai bên đùi và âm hộ…
– Mệt mỏi, buồn nôn, và nôn.
– Nhức đầu, chóng mặt, hai bên vú căng cứng.
– Không lao động được.
– Phân lỏng và ra nhiều mồ hôi
– Mặt nổi mụn, da sạm đi
– Đau, tức bụng dưới
– Vùng kín tiết nhiều dịch nhầy, ẩm ướt
– Nhạy cảm, dễ cáu gắt, dễ khóc
– Chán ăn, mệt mỏi, mất ngủ
Phụ nữ bị đau bụng kinh sau sinh phải làm sao?
Các bác sĩ chuyên khoa đầu ngành Sản phụ khoa cho biết: Phần lớn các chị em phụ nữ sau chu kỳ kinh nguyệt sẽ bị thay đổi ít nhiều so với trước đó và thường không có sự ổn định. Sự thay đổi này có thể kéo dài trong thời gian nuôi con và tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe cơ địa của mỗi người.
Để cải thiện các cơn đau bụng kinh sau sinh và điều hòa kinh nguyệt; chị em hãy làm theo lời khuyên từ các chuyên gia như sau:
1/ Sử dụng tinh dầu bôi nguồn gốc thảo dược
Hiện nay, tinh dầu bôi giảm đau bụng kinh nguồn gốc thảo dược sản phẩm được các bác sĩ chuyên khoa đánh giá cao và khuyên các chị em nên sử dụng bởi các lý do sau:
- Hiệu quả giảm đau ngay lập tức sau vài phút sử dụng
- Sản phẩm có nguồn gốc từ 100% thảo dược tự nhiên; không chứa chất giảm đau nên tuyệt đối an toàn và lành tính.
- Có thể dùng thường xuyên đến khi không còn đau bụng nữa
- Phù hợp với mọi đối tượng phụ nữ có dấu hiệu bị đau bụng kinh.
Hướng dẫn cách sử dụng:
Khi bị đau bụng kinh, chị em chỉ cần lấy vài giọt tinh dầu cho ra lòng bàn tay rồi thoa đều lên vùng bụng dưới. Kết hợp massage nhẹ nhàng để các thành phần thuốc có trong tinh dầu thấm sâu qua da và phát huy tác dụng giảm đau bụng kinh một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Cơ chế tác động của tinh dầu bôi là làm ấm và nóng bụng nhanh chóng; từ đó giúp các mạch máu giãn nở và lưu thông tốt hơn. Khắc phục triệt để tình trạng khí huyết ứ trệ, thúc đẩy và tăng cường lưu thông máu; giảm co thắt tử cung và xóa bỏ cơn đau nhanh chóng.
Bên cạnh tác dụng giảm đau bụng kinh, tinh dầu bôi thảo dược còn có công dụng hỗ trợ điều trị đau đầu; đau bụng; đầy hơi chướng bụng; đau nhức xương khớp…
Bên cạnh đó, mùi thơm của tinh dầu tỏa ra sẽ giúp chị em thư giãn và thả lỏng tinh thần; từ đó sẽ cảm thấy dễ chịu hơn vượt qua ngày “đèn đỏ” một cách nhẹ nhàng
Tinh dầu bôi giảm đau bụng kinh được cho là giải pháp toàn diện và hiệu quả nhất dành cho phụ nữ. Do đó chị em hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng.
2/ Giảm đau bụng kinh sau sinh bằng cách chườm nóng
Các chuyên gia cho biết chườm nóng là cách chữa đau bụng kinh sau sinh và đau dạ con sau sinh tốt nhất. Phương pháp này giúp giảm đau sau sinh thường và sinh mổ bằng cách thúc đẩy quá trình lưu thông máu; làm giảm các cơn đau bụng dưới hiệu quả khi đến chu kỳ sinh lý.
Chị em chỉ cần chuẩn bị một túi giữ nhiệt hoặc chai thủy tinh cho nước ấm vào rồi chườm nhẹ lên vùng bụng dưới khoảng 30 phút giảm giảm đau bụng và dễ chịu hơn.
3/ Giảm đau bụng kinh sau sinh bằng cách uống nước có lợi cho sức khỏe
Một số loại nước và trà làm ấm cơ thể và bổ sung dinh dưỡng được cho là có tác dụng giảm đau bụng kinh sau sinh cho chị em phụ nữ:
Nước cơm:
Uống nước cơm 2 lần một ngày là cách chữa đau bụng kinh sau sinh hiệu quả. Bên cạnh đó, nước cơm còn giúp hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón sau sinh. Chị em nên uống khi còn nóng để tận dụng tối đa hiệu quả giảm đau.
Trà gừng:
Gừng có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn. Do đó, đây là một thức uống tuyệt vời giúp giảm các cơn đau bụng kinh sau sinh. Chị em chỉ cần cho vài lát gừng vào ấm nước và đun sôi nhỏ lửa trong khoảng 10 phút. Sau đó thêm một chút mật ong và dùng 2 lần/ ngày.
Trà chanh:
Sau khi sinh con chị em phụ nữ thường gặp phải vấn đề là hệ miễn dịch suy yếu. Do đó, cần bổ sung thêm vitamin C. Chanh là thực phẩm rất giàu vitamin C mà chị em không nên bỏ qua. Chúng ta chỉ cần lấy nửa quả chanh vắt lấy nước cốt và pha với 1 cốc nước lọc. Uống 2 lần/ngày để tăng cường hệ miễn dịch và giúp giảm các cơn đau bụng sau sinh.
Trà bạc hà:
Bạc hà có tính cay mát giúp làm dịu, và giảm đau bụng kinh sau sinh. Chị em chỉ cần thêm lá bạc hà vào nước và đun sôi khoảng 10 phút. Để nguội, vắt một ít chanh và uống 2 lần/ngày.
Trà hoa cúc:
Hoa cúc giúp giảm đau bụng kinh sau sinh. Chị em hãy lấy 1 ít hoa cúc khô cho vào cốc nước sôi và để khoảng 10 phút, sau đó thêm mật ong; chanh; uống hai lần một ngày sẽ giúp giảm bớt các cơn co thắt tử cung từ đó giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả.
Một số vấn đề cần lưu ý khi bị đau bụng kinh sau sinh
Sau khi sinh con, mẹ bỉm sữa mất một khoảng thời gian từ 1-2 năm không có kinh do mang thai; sinh đẻ và cho con bú. Vì thể khi có dấu hiệu có kinh nguyệt trở lại, để hạn chế nguy cơ bị đau bụng kinh sau sinh chị em nên chú ý các vấn đề sau:
– Tránh vận động mạnh hoặc làm việc nặng, không nên nằm quá lâu một chỗ
– Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, và thay băng vệ sinh thường xuyên 4h/ lần
– Ăn uống nghỉ ngơi hợp lý, tránh ăn đồ lạnh, thức ăn nhiều dầu mỡ
– Đi bệnh viện ngay nếu có hiện tượng rong kinh, băng huyết
– Giữ ấm cơ thể, nhất là vùng bụng dưới
Dấu hiệu đau bụng kinh sau sinh thường sẽ có những biểu hiện rõ rệt và thường có biểu hiện trước kỳ kinh nguyệt ít nhất 1 tuần. Vì thế, khi cảm nhận cơ thể có những biểu hiện thay đổi thất thường thì có thể là dấu hiệu sắp có kinh trở lại. Vì vậy mẹ hãy để ý các dấu hiệu có kinh trước 1 tuần để chủ động trong việc chăm bé con và có biện pháp giảm đau bụng kinh hiệu quả; tránh để ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của bản thân.
Nếu còn có thắc mắc gì thêm, xin vui lòng chọn TƯ VẤN TRỰC TUYẾN hoặc gọi điện thoại tới số 0985 209 693 để được các bác sĩ chuyên khoa giải đáp cụ thể hơn.
>> Bài viết liên quan:
Đau bụng kinh uống gì cho đỡ và những điều phụ nữ cần biết
Đau bụng kinh mấy ngày? Điều trị đau bụng kinh như thế nào?
Cảnh báo đau bụng kinh buồn đi ngoài dấu hiệu không thể xem nhẹ