Ăn cao ngựa có tác dụng gì là câu hỏi của nhiều người, đặc biệt đối với cánh đàn ông bởi những lời truyền tai nhau về công dụng cường dương tráng lực. Vậy sự thật nằm ở đâu, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Tìm hiểu về cao ngựa
Cao ngựa là loại cao được nấu từ xương ngựa (như cao hươu – xương hươu nấu thành) nên có 1 loại duy nhất.
Cao ngựa, được nấu từ xương ngựa nên có vị ngọt, tính mát tác dụng mạnh gân, ích xương, cường dương, chuyên trị dùng cho người suy nhược cơ thể; yếu sinh lý; người mới ốm dậy; phụ nữ sau khi sinh; kinh nguyệt không đều; trẻ em suy dinh dưỡng biếng ăn; người già kiệt sức; mệt mỏi, ốm yếu triền miên…
Trong cao ngựa có rất nhiều các thành phần dưỡng chất quý giá, quan trọng với sự phát triển, hoạt động của cơ thể con người. Phân tích cho thấy cao ngựa có 17 loại axit amin thiết yếu như Lysine, Methionine; Arginine; Histidine; Leucine; Isoleucine; Valine; Threonine; Tryptophan; Phenylalanine…
Đồng thời còn là các loại muối khoáng, nguyên tố vi lượng, keratin, protein và vitamin. Các thành phần dưỡng chất trong cao ngựa ảnh hưởng và tham gia rất nhiều trong quá trình vận hành; điều hòa các chức năng của cơ thể; giúp cơ thể tái tạo; phục hồi và tăng cường các chức năng của các cơ quan tốt hơn.
Cao ngực có tác dụng gì đối với sức khỏe?
Khác với cao khỉ và cao hổ, cao ngựa có những công dụng sức khỏe đặc biệt cho cả đàn ông và phụ nữ mà khó có loại cao nào có thể bì được.
1/ Tăng cường sức khỏe xương khớp
Đây là công dụng nổi bật của cao ngựa bởi trong cao ngựa chứa một hàm lượng canxi và phốt pho cao hơn những loại bình thường. Canxi và phốt pho là hai thành phần chính cấu tạo nên cấu trúc xương giúp nuôi dưỡng xương chắc khỏe; ngoài ra còn giúp ngăn chặn và phòng ngừa ung thư xương.
Cao ngựa với trẻ vị thành niên giúp kích thích tăng trưởng xương hiệu quả, giảm các triệu chứng đau nhức xương trong thời kỳ phát triển. Cao ngựa với người lớn, đặc biệt là người già còn giúp xương thêm chắc khỏe; ngăn chặn tình trạng thoái hóa khớp
Vì phốt pho là chất dễ bay hơi cho nên trong chế độ ăn thường ngày thường hiếm khi bổ sung đủ lượng phốt pho cần thiết cho cơ thể; cho nên dùng cao ngựa được xem là một cách bổ sung không chỉ phốt pho mà còn canxi hiệu quả cho cơ thể.
2/ Bồi dưỡng cơ thể suy nhược, điều trị chứng còi xương
Cao ngựa có tác dụng gì? Cao ngựa là vị thuốc có vị ngọt, tính hàn, có công dụng tăng cường sức khỏe; mát khí; mạnh gân. Ngoài hàm lượng canxi và phốt pho, cao ngựa còn chứa đến 17 loai axit amin khác nhau; có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể
Đây được sử dụng như một phương thuốc hỗ trợ điều trị suy nhược cơ thể ở người vừa ốm dậy; phụ nữ sau khi sinh còn yếu; trẻ em còi xương; chậm lớn và những người hoạt động thể chất nhiều
Ngoài ra với những người suy nhược, khả năng tiêu hóa kém thì cao ngựa chính là lựa chọn đúng đắn. Bởi bạn có thể dùng cao ngựa chung với cháo ăn kèm, với lượng đạm cao của cao ngựa có thể thay thế những thực phẩm khác. Chỉ với một lượng ít đã có thể đảm bảo được nhu cầu cấp đạm cho cơ thể.
Tuy nhiên, cần lưu ý kiêng hải sản như tôm, cua, cá và nước chè đặc, đậu xanh, măng, rau muống; chất cay như tỏi, ớt, hạt tiêu…sau khi sử dụng cao ngựa.
3/ Tăng cường sinh lý cho phụ nữ và đàn ông
Ngựa là loài có sinh lý mạnh mẽ, cho nên cao ngựa cũng có tác dụng đáng gờm trong hỗ trợ tăng cường sinh lý nữ; tráng dương bổ thận cho cánh đàn ông
Ngày nay vì nhịp sống hối hả của công việc cho nên chất lượng sống của nhiều người bị suy giảm; gây ra các vấn đề về stress; suy nhược cơ thể; suy yếu chức năng ngũ tạng khiến khả năng sinh lý bị ảnh hưởng.
Với hàm lượng chất dinh dưỡng cao, cao ngựa giúp cơ thể thêm cường tráng, tăng sức đề kháng, tăng sự dẻo dai trong chuyện chăn gối giúp cải thiện chuyện phòng the đáng kể.
4/ Một vài tác dụng khác
Thành phần chính của cao ngựa là: canxi, keratin, protein, oscein và các acid amin có lợi cho quá trình trao đổi chất của cơ thể con người. Chính vì vậy, lợi ích của người sử dụng cao ngựa như sau:
Trẻ em 1-5 tuổi và 13 -16 tuổi dậy thì đang độ phát triển về khung xương; người bước vào độ tuổi trung niên suy giảm về lượng canxi; đặc biệt phụ nữ bước vào độ tuổi tiền mãn kinh; người bị loãng xương; thoái hóa xương khớp.
Phụ nữ trong quá trình mang thai, cần bổ sung một lượng canxi lớn để cung cấp cho con ngày càng lớn lên trong bụng. Cao ngựa không chứa nhiều chất béo nên các mẹ khỏi lo việc quá mập.
Trẻ em suy dinh dưỡng, biếng ăn, gầy gò xanh xao quấy rức không để người lớn làm việc; không chịu chơi. Cần bổ sung ngay dưỡng chất từ cao ngựa, thúc đẩy sức khỏe của bé vượt qua giai đoạn khó khăn.
Người lớn, khả năng hấp thụ dưỡng chất từ thức ăn kém đi; ăn ngủ không tốt khiến tinh thần; khí chất mệt mỏi dễ cau có. Dưỡng chất trong cao ngựa giàu chất đạm, được hấp thụ nhanh và nhẹ nhàng (Không bắt bộ phận tiêu hóa làm việc mạnh như thức ăn khác) nhanh chóng cải thiện sức khỏe.
Người lao động nặng, năng lượng mất đi nhanh, thức ăn hàng ngày không đủ để cung cấp dưỡng chất đầy đủ; rất cần cao ngựa để bổ sung ngay nguồn năng lượng đã được giải phóng. Cách này cũng áp dụng cho vận động viên; luyện tập cật lực hàng ngày.
Những người mệt mỏi, yếu sinh lý, chán chường việc chăn gối, cao ngựa bổ sung chất khiến cường dương; mạnh gân ích khí.
Cách sử dụng cao ngựa
Cao ngựa có thể sử dụng cho trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên và đặc biệt tốt cho người cao tuổi. Có thể sử dụng cao ngựa theo những cách như sau:
- Ăn trực tiếp bằng cách nhai hoặc ngậm trong miệng một lượng vừa đủ.
- Hòa với nước nóng để uống (có thể thêm mật ong hoặc đường phèn cho dễ uống)
- Hấp cách thủy cao ngựa cùng mật ong trong nồi cơm 10 phút rồi dùng ngay.
- Ngâm rượu cao ngựa với tỷ lệ 100gr cao xương ngựa với 1 lít rượu 40-45 độ; ngâm 30 ngày; mỗi ngày uống 2 lần; mỗi lần 1 chén nhỏ
Những ai nên dùng cao ngựa
– Những người tai biến, chân tay tê nhức, ung thư đang trong quá trình điều trị, hồi phục.
– Người đang có các bệnh về máu như thiếu máu, xuất huyết tiểu cầu, thiếu hồng huyết cầu
– Người trưởng thành, người già bị bệnh cao huyết áp, bị đau đầu.
– Người thường xuyên đau nhức xương, mỏi gối, đau lưng, vai, gáy.
– Trẻ em bị còi xương, suy dinh dưỡng, chậm lớn, thấp bé
– Người già khó ngủ, ăn không ngon, cơ thể mệt mỏi, đi lại khó khăn, ốm yếu
– Phụ nữ đang mang thai và cho con bú, phụ nữ kinh nguyệt không đều
– Người thường xuyên lao động chân tay nặng nhọc, vận động viên thể thao.
Cao ngựa kỵ gì?
Giống như các vị thuốc khác thì cao ngựa cũng có những người không thể sử dụng và cũng có những thứ kỵ không được dùng với cao ngựa. Vậy đó là gì?
Do cao xương ngựa giàu đạm, nên kiêng kỵ với những người bị bệnh cấp tính ngoài da như giời leo… bệnh gout, người suy thận và trẻ em dưới 6 tháng tuổi.
Trên đây là một số thông tin giải đáp ăn cao ngựa có tác dụng gì; các bạn đã có thể tự trả lời cho câu hỏi trên rồi đó. Cao ngựa có 2 loại là loại dẻo và loại khô, nhưng để có thể hấp thụ được tối đa dưỡng chất bạn nên chọn mua loại cao dẻo. Thêm vào đó vì nhu cầu thị trường về cao ngựa khá cao cho nên dễ mua phải hàng cao kém chất lượng hoặc mất vệ sinh, bạn nên tìm mua cao ngựa ở những cơ sở uy tín.
>> Bài viết liên quan:
L-cystine có tác dụng gì? Công dụng và chỉ định của thuốc L Cystine
Hạt chia có tác dụng gì? 8+ Tác dụng của hạt chia đối với cơ thể
Hành có tác dụng gì? 10 công dụng từ hành không nên bỏ qua